5 Kiến Thức Cơ Bản Về Thước Đo Sâu Bạn Nên Biết
Đinh Thanh Phương
Thứ Ba,
15/08/2023
Thước đo độ sâu là gì? Thước đo độ sâu là một trong những thiết bị đo cơ khí chính xác được người thợ trong ngành nghề kỹ thuật sử dụng để đo một vật thể hay một chi tiết nào đó. Ngoài ra, dụng cụ đo sâu này còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau. Để sử dụng loại thước này hiệu quả nhất thì Cửa hàng Kỳ Phong sẽ đem đến bạn 5 kiến thức cơ bản về thước đo độ sâu bạn nên biết.
Đôi nét về thước đo sâu
Thước đo sâu hay còn được gọi với tên gọi khác thước đo độ sâu cơ khí, đây được xem là một loại thước đo được nhiều người yêu thích và ứng dụng rất nhiều trong các ngành nghề như cơ khí, công nghiệp. Loại thước này được các kỹ sư sử dụng để phục vụ cho các mục đích như sử dụng để đo các thông số kỹ thuật của các thiết bị và máy móc khác nhau.
Phân loại thước đo sâu trên thị trường
Dụng cụ đo sâu này gồm có 2 loại cơ bản: Thước đo độ sâu cơ khí và thước đo độ sâu điện tử.
Hiện nay, đa số các thước đo chiều sâu cơ khí và thước đo độ sâu điện tử đều được thiết kế từ chất liệu cao cấp, vì vậy nó có thể đảm bảo mức độ cứng cáp trong khoảng thời gian dài, khả năng chịu được lực tác động tốt, cũng có thể sử dụng thước trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, thậm chí là ở môi trường khắc nghiệt.
Tuy nhiên, khi công nghệ ngày càng phát triển, thước đo sâu điện tử được ưa chuộng hơn hẳn so với loại thước đo dạng cơ khí nhờ vào độ chính xác tuyệt đối và những tính năng ưu việt mà thước đem lại.
Đặc điểm nổi bật thước đo sâu
Loại thước đo sâu này được ứng dụng nhiều trong các ngành sản xuất, xây dựng bởi những đặc điểm nổi bật của dụng cụ. Dưới đây là một số đặc điểm cụ thể:
- Các loại thước đo độ sâu này được sử dụng nhiều để đo độ sâu của một chi tiết cụ thể hay độ sâu của các bậc ren, các rãnh có trong những chi tiết của động cơ thiết bị cơ khí.
- Thước dễ dàng sử dụng để đo đạc một cách chính xác nhất, nhanh chóng nhất.
- Ngoài ra, thước đo sâu còn được sử dụng vào nhiều mục đích, nhu cầu sử dụng khác nhau mà người thợ hay người sử dụng có thể linh hoạt lựa chọn cho mình loại thước thích hợp nhất với công việc để đem đến hiệu quả tối đa nhất.
- Phạm vi đo của các loại thước này là không giống nhau, đảm bảo được mức độ chính xác, độ tin cậy và sự an toàn cao nhất trong quá trình thao tác.
- Đặc biệt, với thiết kế khá nhỏ gọn, nhưng thước đo sâu này luôn đảm bảo cung cấp đến khách hàng nhiều chức năng đa dạng, với các thông số thước có thể kiểm tra được độ sâu, khe hở. Từ đó, giúp quá trình làm việc của người sử dụng trở nên đơn giản, linh hoạt và nhanh chóng hơn.
Hướng dẫn sử dụng thước đo sâu
Với quy tắc cơ bản, người dùng có thể sử dụng loại thước này ở mọi ngành cơ khí bởi các bước thực hiện sau đây (thước đo dạng điện tử):
- Bước 1: Ấn nút on/off để bật thước, di chuyển con trượt để kiểm tra sự thay đổi của khoảng đo.
- Bước 2: Sử dụng để làm sạch các chi tiết, sử dụng khăn ngâm hoặc khăn lau để làm sạch.
- Bước 3: Nới lỏng chi tiết vít hãm thân với thước số
- Bước 4: Tùy vào mục đích sử dụng khác nhau để lấy thông số được đo theo đơn vị mà người sử dụng có thể đổi từ hệ mm sang hệ inch.
- Bước 5: Thiết lập thước đo về mức 0 bằng cách nhấn nút zero
- Bước 6: Đẩy phần thước đo đến vị trí mà chi tiết cần đo, tiến hành đẩy bằng cách trượt phần thân thước xuống.
- Bước 7: Cố định phần thân thước bằng cách vặn vít hãm của thước lại.
- Bước 8: Kết quả đo được sẽ hiển thị trên màn hình, người sử dụng có thể dễ dàng đọc kết quả trên màn hình số.
Vây đối với thước đo dạng cơ khí, bạn cũng thực hiện các thao tác tương tự chỉ khác ở chỗ bạn đọc kết quả phải dựa trên những vạch được khắc trên thân thước và trên con trượt.
Bảo quản thước đo sâu cần chú ý những gì?
Ngoài cách thực hiện đúng các thao tác đo thì việc biết cách bảo quản cũng giúp cho các kết quả đo lường được chính xác nhất, đồng thời giúp độ bền cao hơn và gia tăng tuổi thọ cho thước. Dưới đây là một số chú ý khi thực hiện bảo quản mà bạn có thể tham khảo:
- Sau khi sử dụng xong, bạn cần tắt thước đo sâu bằng cách ấn nút on/off trên phần thân máy.
- Bạn cần thực hiện lâu sạch sẽ thước sau khi dùng và bảo quản ở những nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát và hạn chế tối đa sử dụng thước ở môi trường khắc nghiệt, có độ ẩm cao.
- Luôn giữ để thước không bị bám bụi bẩn, nhất là bụi từ phoi gang, đá mày hay các chất dung dịch sử dụng tưới.
- Hàng ngày, cần bôi dầu mỡ vào thước đo sau khi thực hiện xong mọi công việc.